Site banner
Thứ sáu, 3. Tháng 5 2024 - 7:28

Cán bộ, Hội viên, Nông dân tỉnh Bến Tre quyết tâm thực hiện phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại

Mô hình, kinh nghiệm

Ngày đăng: 06/04/2024
Những năm gần đây, xâm nhập mặn ở Bến Tre xảy ra sớm, sâu và kéo dài, gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, thiếu nước ngọt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tình trạng nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài trong mùa khô đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất cây giống, hoa kiểng và vườn cây ăn trái của huyện Chợ Lách.
Ngày đăng: 02/04/2024
Ngày 28/3/2024, Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho cán bộ Hội nông tỉnh, huyện, Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú, Hợp tác xã, Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi…. học tập mô hình kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, do đồng chí Nguyễn Văn Bàn – Tỉnh uỷ viên – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh làm trưởng đoàn.
Ngày đăng: 11/03/2024
Ngày 09 tháng 3năm 2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú huyện Thạnh Phú tiến hành sinh hoạt lệ kỳ lần 8 tại nhà ông Đinh Công Tráng, ấp An Định, xã An Nhơn. Tham dự buổi sinh hoạt có đồng chí Lê Nhựt Chiêu, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, Trưởng Ban Kinh tế Xã hội Hội Nông dân tỉnh; đồng chí Phan Văn Bình, Huyện uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện; đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân các xã An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong và Thạnh Hải, cùng sự có mặt của 40/43 thành viên của câu lạc bộ.
Ngày đăng: 06/03/2024
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do hạn mặn ở các năm trước, nhiều nông dân ở xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm đã chủ động trữ nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi như: đào ao, xây bể bê-tông, mua túi nhựa/phi nhựa,… Trong những biện pháp đó thì mô hình đào ao phủ bạt trữ nước ngọt và trữ nước ngọt trong ao, mương vườn đang được nhiều hộ dân áp dụng trong nhiều năm nay, để không bị động trong việc phòng hạn mặn gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế.
Ngày đăng: 21/01/2024
Chiều ngày 19/01/2024, Hội Nông dân huyện Bình Đại tổ chức tổng kết hoạt động Câu lạc bộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Thạnh Trị. Đến tham dự hội nghị có đồng chí Trần Dương Thuấn –Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Minh - Chi cục phó chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh; đồng chí Đặng Văn Vũ –Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện; đại diện Công ty TNHH Đầu tư thương mại thuốc thủy sản Hoàng Huy; Công ty TNHH đầu tư thủy sản Đại Hòa Tiến và các thành viên Câu lạc bộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
Ngày đăng: 01/01/2024
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức Chương trình bàn giao vật tư hỗ trợ xây dựng mô hình Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng Quốc tế” trên địa bàn 03 huyện của tỉnh Bến Tre.
Ngày đăng: 29/11/2023
Sáng ngày 28/11/2023, tại hộ ông Huỳnh Thanh Dũng - ấp 4, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý dự án “Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam” tổ chức thăm mô hình trình diễn và trao đổi thông tin với các hộ hội viên nông dân nòng cốt tham gia dự án. Qua đó, các hộ tham gia dự án được nghe tư vấn và khuyến cáo của các chuyên gia về cách làm sạch vườn canh tác; chia sẻ, định hướng các nội dung về sức mạnh của liên kết nhóm nông dân, liên kết thị trường giúp nâng cao chất lượng, giá trị trái bưởi da xanh Bến Tre.
Ngày đăng: 24/11/2023
Thực hiện Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ ngày 01/11 đến ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức 14 lớp tập huấn tổng quan về phân loại, xử lý rác thải hữu cơ và kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế tại các xã, thị trấn của 3 huyện Mỏ Cày Nam, Ba Tri và Thạnh Phú.
Ngày đăng: 02/11/2023
Ấp An Ninh A xã An Thuận có diện tích tự nhiên là 240 ha, 367 hộ với 1.650 nhân khẩu ấp có 13 Tổ NDTQ. Đời sống kinh tế của bà con hội viên nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như trồng lúa kết hợp với nuôi tôm, một số ít hộ kinh doanh dịch vụ khác, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ thu nhập người nông dân thấp. Ấp có diện tích nuôi trồng thủy sản khá rộng, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm càng xanh, cua. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa được bà con nông dân áp dụng và dần trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người nông dân. Theo nhận định của các ngành chức năng tình hình xâm nhập mặn trong năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ còn diễn biến phức tạp. Vấn đề thách thức đặt ra là làm sao để người nông dân tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa và đây cũng là mô hình được lãnh đạo địa phương xác định là mô hình kinh tế mang tính bền vững. Trước những yêu cầu thực tế trên, ngay từ đầu năm, Hội Nông dân xã đã đăng ký mô hình Dân vận khéo “Vận động hội viên, nông dân ấp An Ninh A tham gia mô hình “Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh toàn đực” với 09 thành viên. Nhằm giúp cho bà con hội viên nông dân tìm ra giải pháp để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Ngày đăng: 15/10/2023
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Châu Thành tích cực thi đua thực hiện tốt phong trào kinh tế hợp tác, huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hội viên nông dân.