Site banner
Thứ bảy, 27. Tháng 4 2024 - 3:15

Cán bộ, Hội viên, Nông dân tỉnh Bến Tre quyết tâm thực hiện phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại

Hội Nông dân xã Quới Sơn nâng chất mô hình sản xuất thân thiện với môi trường

Thời gian qua, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vậy trong sản xuất của các hộ dân trong xã Quới Sơn ngày càng cao, vì vậy lượng bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng là rất lớn, đáng ngại nhất là tình trạng vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, bừa bãi, để chung với rác sinh hoạt. Một số hộ dân còn thói quen vứt thẳng xuống hệ thống mương, rạch dẫn đến tình trạng rác thải trôi nổi, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân cũng như sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm của cả cộng đồng.

Vỏ chai bao bì thuốc bảo vệ thực vật để chung với rác sinh hoạt trước khi lấp các thùng thu gom

Trước thực trạng trên, đầu năm 2021, Hội Nông dân xã Quới Sơn, huyện Châu Thành phối hợp chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre tiến hành khảo sát và xây dựng 15 điểm thùng chứa rác bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn 9 ấp của xã, đến nay đã hoàn thành xong và đưa vào sử dụng. Hội Nông dân xã đã tiến hành vận động, tuyên truyền các hộ nông dân trồng bưởi da xanh trong xã thu gôm vỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật để vào các thùng chứa tại các điểm. Tính đến nay, xã đã thu gôm đem thêu hủy được 178 kg, chi phí do Hội Nông dân xã vận động xã hội hóa.

Các điểm đặt đều thuận tiện về giao thông, xa nguồn nước, xa khu dân cư, phân bố hợp lý, thuận lợi cho người dân, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, giúp nông dân thay đổi dần thói quen vứt rác thải nông nghiệp ngay tại bờ, mương, rạch sau khi sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.  

Hội Nông dân xã Quới Sơn thu gom đưa về nơi tập trung để thiêu hủy

Từ khi lắp đặt các thùng thu gom vỏ chai. bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt không đúng chỗ đã giảm hẳn, ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là cách tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng của người dân ngày càng cao và có trách nhiệm hơn, cảnh quan môi trường xã Quới Sơn từ đó cũng xanh – sạch – đẹp hơn hẳn. 

Qua thời gian triển khai mô hình thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng, đã đem lại một số kết quả như sau: (1) Nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân trên địa bàn thôn về tác hại của vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe người dân. (2) Hội viên nông dân tích cực thực hiện có hiệu quả chương trình phát động của Hội Nông dân các cấp về bảo vệ môi trường, góp phần nâng chất xã nông thôn mới nâng cao; (3) Thực hiện tốt mô hình sản xuất thân thiện với môi trường góp phần phát huy vai trò của tổ chức Hội trong mặt trận đoàn kết tập hợp nông dân, thực hiện theo chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương và các phong trào của Hội đề ra.

Sau quá trình triển khai thực hiện mô hình, bà con hội viên nông dân nhận thấy đây là mô hình thiết thực, hiệu quả, đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, mô hình sẽ được Hội Nông dân xã Quới Sơn tiếp tục nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng đến các xã khác trên địa bàn huyện.

Lê Xuyến, HND xã Quới Sơn