Site banner
Thứ năm, 25. Tháng 4 2024 - 5:34

Cán bộ, Hội viên, Nông dân tỉnh Bến Tre quyết tâm thực hiện phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại

Nông dân SXKDG

Ngày đăng: 07/04/2023
Sáng ngày 07/4/2023, tại nhà anh Trần Hoàng Quân, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, câu lạc bộ (CLB) Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre tổ chức sinh hoạt định kỳ lần thứ 17 với chủ đề “Sản xuất sầu riêng sạch để phát triển bền vững”. Đến dự buổi sinh hoạt có bà Hồ Thị Hoàng Yến – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; ông Bùi Văn Hản Em – Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, ông Trần Dương Thuấn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, ông Nguyễn Văn Vưng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, ông Lê Xuân Vinh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, đại diện các Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Con voi Bình Dương, cùng sự có mặt của 37 thành viên CLB Nông dân tỷ phú tỉnh.
Ngày đăng: 07/02/2023
Với điều kiện được hưởng lợi ưu đãi ngọt hoá từ hồ chứa nước ngọt sông Ba Lai mang lại, hiện cặp sông Ba Lai xã Phú Long, huyện Bình Đại các hộ dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngọt hoá chủ yếu là cây dừa, nuôi thuỷ sản nước ngọt. Hiện có một ít hộ đã mạnh dạng chuyển đổi và thực hiện trồng màu trên vùng đất ngọt hoá này, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Thuận 62 tuổi sinh sống tại ấp Giồng Kiến thu nhập tương đối ổn định từ mô hình trồng màu. Ông Thuận chuyên canh gần 1.000 mét vuông đất ven nhà, với đủ các loại rau muống, cải, rau dền, hành, ngò … thu nhập trung bình mỗi ngày 150 đến 200 ngàn đồng, ước đạt 5 đến 6 triệu đồng trên tháng, cộng với tiền lương hưu của vợ ông là cô Hồng – một giáo viên nghỉ hưu thì thu nhập trên 10 triệu đồng trên tháng đảm bảo cuộc sống ổn định cho gia đình.
Ngày đăng: 18/01/2023
Xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm là vùng đất đa số người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế, thời gian qua do ảnh hưởng nước mặn xâm nhập sâu kéo dài làm cây có múi chết dần,vì vậy việc trồng cây gì, trồng như thế nào và làm sao để tìm được đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân là điều mà Hội nông dân nói chung, Hội viên nông dân trên địa bàn xã nói riêng luôn trăn trở để tìm tòi hướng đi đúng đắn. Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi thông qua sách báo, ông Nguyễn Văn Nhi là hội viên nông dân ấp Hoà Bình, xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm đã mạnh dạn thực hiện mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới. Với số vốn đầu tư ban đầu gần 100 triệu đồng, ông Nhi đã xây dựng được 300m2 nhà lưới, lắp đặt hệ thống thiết bị trồng rau. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh đầu tiên của hộ dân trên địa bàn xã Lương Hoà mang lại thu nhập ổn định.
Ngày đăng: 10/01/2023
Có được thành công như hôm nay, ông Trần Hoàng Dũng sinh năm 1969, ấp Thới An xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm đã không ít lần thất bại với mô hình nuôi chồn hương. Đây là mô hình khá mới nhưng nếu chịu khó biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng thì hiệu quả kinh tế rất cao. Chính vì vậy, ông Dũng đã mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương này, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Ngày đăng: 28/12/2022
Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Huyện Thạnh Phú được thành lập vào ngày 09 tháng 01 năm 2021 có 26 thành viên, do ông Trần Văn Tơ làm chủ nhiệm, phần lớn các thành viên CLB làm nghề nuôi tôm công nghệ cao. Phương chăm hoạt động của Câu lạc bộ là vận động, tập hợp hội viên nông dân nuôi tôm lại để liên kết, chia sẽ cùng nhau phát triển và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả mà thế mạnh là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao. Tính đến tháng 11 năm 2022 Câu lạc bộ nông dân tỷ phú huyện Thạnh Phú đã có 41 thành viên tham gia.
Ngày đăng: 10/12/2022
Thời gian qua, Hội Nông dân xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân trong xã đăng ký hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2022, toàn xã có 1.030 hộ nông dân đăng ký danh hiệu nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, kết quả cuối năm bình xét đạt 567 hộ.
Ngày đăng: 28/09/2022
“Những năm gần đây việc nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghiệp đã không còn xa lạ với người nông dân trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tuy nhiên mô hình nuôi ao đất đã không còn mang lại hiệu quả cao như trước, người nuôi chuyển dần qua giải pháp mới, đó là mô hình nuôi công nghệ cao, giải pháp mà tôi mạnh dạn đầu tư phát triển, nhằm tìm ra hướng phát triển mới và bà con nuôi tôm xã Thạnh Phong. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ hiện đại đủ điều kiện tuyệt đối cho việc phát triển chuyên canh con tôm thẻ chân trắng, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương”
Ngày đăng: 16/09/2022
Những năm gần đây, xã Tân Phú, huyện Châu Thành đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc biệt là các loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo nên thương hiệu riêng cho địa phương. Trong số đó, sầu riêng là một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hội viên, nông dân xã Tân Phú. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, người dân địa phương đã không ngừng nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ mô hình trồng sầu riêng. Tiêu biểu là hộ anh Phan Hoàng Tân ở ấp Mỹ Phú, xã Tân Phú với 3,5 ha trồng sầu riêng cho năng suất 40 tấn/năm, mang lại lợi nhuận khoảng 04 tỷ đồng/năm.
Ngày đăng: 22/08/2022
Những năm qua, Hội nông dân xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại đã kết hợp với Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất, kết quả mang lại hiệu quả cao, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Điển hình có hộ ông Phan Văn Thắng ấp Phước Thạnh xã Thạnh Phước, với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng luân canh trên ruộng muối, mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Trước đây, gia đình anh Thắng chỉ có nghề làm muối, nhưng giá muối nhiều khi bấp bênh nên cuộc sống gia đình gặp khó khăn. Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng, các tháng còn lại gia đình anh Thắng phải bươn chải nhiều nghề để kiếm sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối vào mùa mưa và để tăng thêm thu nhập cho gia đình, đầu năm 2022, anh Thắng đã tận dụng 1,5 ha ruộng muối đầu tư thả nuôi tôm thẻ chân trắng.
Ngày đăng: 26/05/2022
Được sự định hướng của Tỉnh ủy, sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã vận động thành lập được mô hình tạo nên thương hiệu riêng mà chỉ Bến Tre mới có, đó là Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú. Với sự ra đời của Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú cấp tỉnh từ năm 2018, ban đầu có 20 thành viên, đến nay, mô hình đã nhân rộng ra 9/9 huyện, thành phố đều có Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú với 256 thành viên. Các Câu lạc bộ có nhiệm vụ phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ các thành viên phát triển kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đồng thời, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, đỡ đầu các hội viên, nông dân có tinh thần cầu tiến, có ý chí vươn lên làm giàu tích cực thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi để mở rộng quy mô hoạt động, kết nạp thêm thành viên câu lạc bộ.